Sách:
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất
(theo VAS và IFRS)

Giới thiệu

Tác giả: Đặng Thế Hòa, ACCA, VNCPA 

  • Giám đốc Tài chính.
  • Nguyên Phó Giám đốc Tài chính một Tập đoàn Bất động sản Singapore tại Việt Nam. 
  • Nguyên Trưởng phòng Cấp cao một công ty kiểm toán và tư vấn Big4. 

Nhà xuất bản: NXB Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh 

Tái bản: Lần thứ 3 

Nội dung

Giới thiệu với các bạn một cuốn sách về báo cáo tài chính hợp nhất hướng dẫn gần như tất cả trường hợp của hợp nhất, đồng thời lại rất dễ hiểu về cách làm, và về bản chất sâu xa của các bút toán. 

Cuốn sách này có một vài điểm đặc biệt như:

Hướng dẫn cho tất cả trường hợp

Sách hướng dẫn cho gần như tất cả các trường hợp mà các bạn có thể gặp khi làm báo cáo hợp nhất: từ những trường hợp đơn giản như loại trừ số dư, giao dịch nội bộ, chia lợi nhuận cho cổ đông không kiểm soát…đến các trường hợp bình thường như mua công ty con, mua một nhóm công ty con, bán công ty con…đến các trường hợp phức tạp như mua công ty con từng lần, bán công ty con thành công ty liên kết…đến các trường hợp rất phức tạp như mua ngược/niêm yết cửa sau (reverse acquisition/back-door listing).

 

Hoàn toàn giống như khi bạn làm trong thực tế 

Cách trình bày trong cuốn sách này sẽ hoàn toàn giống như khi các bạn làm một báo cáo tài chính hợp nhất trong thực tế: đó là sẽ có một file excel báo cáo hợp nhất, trong đó có cột báo cáo công ty mẹ, cột báo cáo các công ty con, cột cộng ngang các báo cáo, cột các bút toán loại trừ hợp nhất, và cột cuối cùng là cột báo cáo hợp nhất. Việc trình bày này hoàn toàn giống như khi các bạn làm báo cáo hợp nhất trong thực tế, như các bạn kiểm toán hay làm (thường gọi là file spreadsheet/consol work-sheet), hay như các anh chị kế toán trưởng, kế toán tổng hợp hay làm. Nó giúp các bạn rất dễ hiểu về (i) các bút toán hợp nhất và (ii) hiểu bản chất sâu xa phía sau của bút toán. 

Rất dễ hiểu

Các tính toán được trình bày với chi tiết cách tính, nguồn gốc số liệu để các bạn có thể dễ theo dõi (tránh trường hợp như khi các bạn học ACCA là: không biết số này lấy từ đâu (?!)). Ví dụ: Lợi thế thương mại = Phí mua + NCI - Giá trị hợp lý của tài sản thuần = Phí mua + NCI - [ VCSH tại ngày mua + RE tại ngày mua + Giá trị tăng thêm do đánh giá lại - Thuế hoãn lại phải trả do đánh giá lại ] = 1.100 + 396 - [1.000 + 200 + 150 - 30 ] = 176

Và còn nhiều điều nữa

Cảm ơn các bạn.